Dấu hiệu và cách xử lý chipset Laptop bị lỗi
Laptop xài một thời gian dài sẽ phát sinh ra rất nhiều bệnh, trong đó các bệnh về chipset là nhiều nhất. Bộ chipset Laptop bao gồm : chip cầu nam, chip bắc, chip VGA… Khi những con chip này bị lỗi dẫn đến tình trạng máy đang xài tự tắt, laptop không nhận USB, máy chập chờn lúc lên hình lúc không, hoặc nặng hơn là không lên hình. Dưới đây là các dấu hiệu và cách xử lý chipset Laptop bị lỗi
1. Dấu hiệu nhận biết chipset Laptop bị lỗi.
+ Đối với chip Cầu Nam
Khi cắm xạc hay bộ cấp nguồn đa năng vào, máy đã có nguồn 3v, 5v ( nguồn cấp trước ). Nhưng kích nguồn không được ( không có tác dụng ). Nếu kiểm tra IC nguồn cấp trước, thay thế IC SIO, nạp lại BIOS không được thì nguyên nhân lỗi chip Cầu Nam là rất cao.
Khi cấp nguồn cho chip Nam, chưa kích nguồn hoặc vừa kích nguồn mà sờ tay vào chip Nam thấy nóng ran, thì 99% chip Nam đã bị chập.
Laptop lên bình thường nhưng không nhận USB, đã kiểm tra nguồn 5v cấp cho USB, nạp lại BIOS không được. Thì cần phải kiểm tra làm lại chân hoặc thay thế chip Nam khác.
Một trong các thiết bị Camera, Audio, LAN, WiFi nếu bị lỗi. Sau khi thay thế, sửa lại các mạch đó không được thì chip Nam lỗi cũng chiếm đa số. Bởi chip Cầu nam quản lý những con chip này.
+ Đối với chip Bắc
Khi cắm RAM vào máy không nhận, card test mainboard Laptop báo lỗi 28. Sau khi thay thế RAM, kiểm tra khe RAM. Kiểm tra IC nguồn quản lý RAM đã tốt mà vẫn không nhận thì lỗi do chip Bắc rất cao.
Máy có đầy đủ nguồn cấp trước, kích nguồn máy có chạy ( nhìn qua đèn báo, quạt ). Các mạch nguồn RAM, CPU, chipset đều có nhưng không xuất hình. Thường nguồn cấp đa năng ăn dòng khoảng 0,3 A. Thì cần phải kiểm tra lại BIOS, chip Nam và lỗi nhiều nhất vẫn là chip Bắc.
Laptop sử dụng CPU AMD, khi kích nguồn, đồng hồ đa năng ăn dòng 1 ít rồi tắt. Thường sử dụng chip Bắc NVIDIA, chip này thường có hiện tượng kích nguồn được vài giây rồi tắt.
+ Đối với chip VGA
Khi kích nguồn và nhìn trên đồng hồ của nguồn đa năng ăn dòng lên khoảng 0,7A – 0,8A. Đã thay thế RAM tốt nhưng không được thì lỗi đa số nằm ở chip VGA.
Khởi động Laptop, máy vào windows bình thường nhưng không lên hình ( nhận biết máy khởi động bình thường bằng cách bấm phím Caps Lock, nghe tiếng chuông khởi động, hoặc gắn cap với màn hình LCD gắn ngoài ). Lỗi này thường phải kiểm tra cáp kết nối màn hình LCD Laptop, thay thử màn hình khác, kiểm tra board cao áp đa năng. Khi đã làm các cách trên không được thì cần phải làm lại chân hoặc thay thế chip VGA
Các lỗi trắng màn hình, màn hình bị sọc, xài 1 lát màn hình bị khòe…. Sau khi kiểm tra màn hình Laptop, cáp kết nối thì lỗi đa số do chip VGA.
Trên là một số lỗi cơ bản về chipset của Laptop, và nó còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Phải làm một thời gian dài mới có thể đúc kết thêm kinh nghiệm và chẩn đoán chính xác hơn.
2. Cách xử lý chipset Laptop bị lỗi.
Khi chúng ta đã làm các trường hợp nhỏ để loại trừ không được khi đó mới làm đến chipset. Vì làm lại chipset tương đối khó nếu chưa quen tay. Kinh nghiệm là các bạn nghi ngờ con chip nào lỗi ( có thể là hở chân ) thì trước thì làm nên dùng tay đè mạnh vào con chip đó rồi kích nguồn xem máy có lên không. Nếu lên thì chắn chắn con chip đó bị hở chân, chúng ta chỉ cần hấp lại là được.
1. Dấu hiệu nhận biết chipset Laptop bị lỗi.
+ Đối với chip Cầu Nam
Khi cắm xạc hay bộ cấp nguồn đa năng vào, máy đã có nguồn 3v, 5v ( nguồn cấp trước ). Nhưng kích nguồn không được ( không có tác dụng ). Nếu kiểm tra IC nguồn cấp trước, thay thế IC SIO, nạp lại BIOS không được thì nguyên nhân lỗi chip Cầu Nam là rất cao.
Khi cấp nguồn cho chip Nam, chưa kích nguồn hoặc vừa kích nguồn mà sờ tay vào chip Nam thấy nóng ran, thì 99% chip Nam đã bị chập.
Laptop lên bình thường nhưng không nhận USB, đã kiểm tra nguồn 5v cấp cho USB, nạp lại BIOS không được. Thì cần phải kiểm tra làm lại chân hoặc thay thế chip Nam khác.
Một trong các thiết bị Camera, Audio, LAN, WiFi nếu bị lỗi. Sau khi thay thế, sửa lại các mạch đó không được thì chip Nam lỗi cũng chiếm đa số. Bởi chip Cầu nam quản lý những con chip này.
+ Đối với chip Bắc
Khi cắm RAM vào máy không nhận, card test mainboard Laptop báo lỗi 28. Sau khi thay thế RAM, kiểm tra khe RAM. Kiểm tra IC nguồn quản lý RAM đã tốt mà vẫn không nhận thì lỗi do chip Bắc rất cao.
Máy có đầy đủ nguồn cấp trước, kích nguồn máy có chạy ( nhìn qua đèn báo, quạt ). Các mạch nguồn RAM, CPU, chipset đều có nhưng không xuất hình. Thường nguồn cấp đa năng ăn dòng khoảng 0,3 A. Thì cần phải kiểm tra lại BIOS, chip Nam và lỗi nhiều nhất vẫn là chip Bắc.
Laptop sử dụng CPU AMD, khi kích nguồn, đồng hồ đa năng ăn dòng 1 ít rồi tắt. Thường sử dụng chip Bắc NVIDIA, chip này thường có hiện tượng kích nguồn được vài giây rồi tắt.
+ Đối với chip VGA
Khi kích nguồn và nhìn trên đồng hồ của nguồn đa năng ăn dòng lên khoảng 0,7A – 0,8A. Đã thay thế RAM tốt nhưng không được thì lỗi đa số nằm ở chip VGA.
Khởi động Laptop, máy vào windows bình thường nhưng không lên hình ( nhận biết máy khởi động bình thường bằng cách bấm phím Caps Lock, nghe tiếng chuông khởi động, hoặc gắn cap với màn hình LCD gắn ngoài ). Lỗi này thường phải kiểm tra cáp kết nối màn hình LCD Laptop, thay thử màn hình khác, kiểm tra board cao áp đa năng. Khi đã làm các cách trên không được thì cần phải làm lại chân hoặc thay thế chip VGA
Các lỗi trắng màn hình, màn hình bị sọc, xài 1 lát màn hình bị khòe…. Sau khi kiểm tra màn hình Laptop, cáp kết nối thì lỗi đa số do chip VGA.
Trên là một số lỗi cơ bản về chipset của Laptop, và nó còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Phải làm một thời gian dài mới có thể đúc kết thêm kinh nghiệm và chẩn đoán chính xác hơn.
2. Cách xử lý chipset Laptop bị lỗi.
Khi chúng ta đã làm các trường hợp nhỏ để loại trừ không được khi đó mới làm đến chipset. Vì làm lại chipset tương đối khó nếu chưa quen tay. Kinh nghiệm là các bạn nghi ngờ con chip nào lỗi ( có thể là hở chân ) thì trước thì làm nên dùng tay đè mạnh vào con chip đó rồi kích nguồn xem máy có lên không. Nếu lên thì chắn chắn con chip đó bị hở chân, chúng ta chỉ cần hấp lại là được.
Tháo rời tất cả các thiết bị gắn trên mainboard : pin CMOS ( tránh nhiệt làm nổ ), CPU, RAM, miếng keo dán trên mainboard cũng tháo ra tránh nhiệt làm chảy.
Nếu ở 4 góc của chipset có keo dán cố định. Thì dùng máy khò và nhíp kẹp để lấy ra.
Dùng keo cách nhiệt dán phía mặt sau của chip ( nơi tiếp xúc nhiệt với máy đóng chip ), chỉ để phần nhiệt tiếp xúc với bụng chipset.
Dùng keo cách nhiệt dán phía mặt sau của chip ( nơi tiếp xúc nhiệt với máy đóng chip ), chỉ để phần nhiệt tiếp xúc với bụng chipset.
Sử dụng máy đóng chip VGA chuyên dụng. Hoặc sử dụng đèn hồng ngoại, bếp hấp nếu không có điều kiện mua máy xịn.
Cho mỡ hàn vào bụng chipset và bật máy đóng chip hay bếp hấp lên.
Gồm có 3 trường hợp : Hấp lại chip ( đá chip ) để giúp các chân ăn đều trên mainboard, hấp chip thì nên dùng nhíp đá nhẹ ở 2 góc đối diện nhau là được. Làm chân chip, thay chip mới thì cần tháo hẳn chip ra, làm sạch chì trên mainboard sau đó làm lại chân bằng lưới và tiến hành gắn lại như lúc tháo.
3. Nguyên nhân chipset bị lỗi.
Nói đến đồ điện tử thì rất khó xác định được nguyên nhân chính xác nhưng lỗi đa số là do :
Chipset xài thời gian lâu, tuổi thọ giảm dẫn đến hỏng hóc.
Nguyên nhân nhiều nhất vẫn là do nhiệt, nhiệt độ nóng làm cho chipset bị lỗi.
Do chạm chập mạch điện, nguồn điện không ổn định từ adapter cũng là nguyên nhân.
Do tác động bên ngoài : Để trong môi trường ẩm ướt, do va đập, rớt máy…
4. Lưu ý khi làm chipset
Việc làm chipset rất phức tạp nếu chưa quen tay, vì thế phải loại trừ hết các trường hợp nhỏ mới được làm lại chipset.
Có rất nhiều trường hợp hấp lại chipset thường kích nguồn không được nữa do bị chạm.
Sau khi làm lại chip VGA thì máy hoạt động nóng hơn lúc đầu, bởi chì bị sụp xuống và thấp hơn lúc đầu. Dẫn đến tản nhiệt không tốt. Vì thế cần phải làm lại tản nhiệt để giúp chip có tuổi thọ lâu hơn.
Gồm có 3 trường hợp : Hấp lại chip ( đá chip ) để giúp các chân ăn đều trên mainboard, hấp chip thì nên dùng nhíp đá nhẹ ở 2 góc đối diện nhau là được. Làm chân chip, thay chip mới thì cần tháo hẳn chip ra, làm sạch chì trên mainboard sau đó làm lại chân bằng lưới và tiến hành gắn lại như lúc tháo.
3. Nguyên nhân chipset bị lỗi.
Nói đến đồ điện tử thì rất khó xác định được nguyên nhân chính xác nhưng lỗi đa số là do :
Chipset xài thời gian lâu, tuổi thọ giảm dẫn đến hỏng hóc.
Nguyên nhân nhiều nhất vẫn là do nhiệt, nhiệt độ nóng làm cho chipset bị lỗi.
Do chạm chập mạch điện, nguồn điện không ổn định từ adapter cũng là nguyên nhân.
Do tác động bên ngoài : Để trong môi trường ẩm ướt, do va đập, rớt máy…
4. Lưu ý khi làm chipset
Việc làm chipset rất phức tạp nếu chưa quen tay, vì thế phải loại trừ hết các trường hợp nhỏ mới được làm lại chipset.
Có rất nhiều trường hợp hấp lại chipset thường kích nguồn không được nữa do bị chạm.
Sau khi làm lại chip VGA thì máy hoạt động nóng hơn lúc đầu, bởi chì bị sụp xuống và thấp hơn lúc đầu. Dẫn đến tản nhiệt không tốt. Vì thế cần phải làm lại tản nhiệt để giúp chip có tuổi thọ lâu hơn.
Không có nhận xét nào: